Việt Nam là tên gọi của sự kết hợp giữa nòi giống và vị trí địa lý qua đó thể hiện sự tự tôn, tinh thần độc lập. Vậy tên nước Việt Nam có từ bao giờ? Đọc bài viết sau đây để có câu trả lời chính xác nhé!

I. Tên nước Việt Nam có từ bao giờ?

Việt Nam là quốc hiệu của nước ta dùng để phân biệt với các nước khác trên thế giới

Việt Nam là quốc hiệu của nước ta dùng để phân biệt với các nước khác trên thế giới. Theo quan niệm, Việt Nam là tên gọi kết hợp giữa dân tộc và địa lý (Việt Nam – người Việt sinh sống ở phương Nam); nó thể hiện tinh thần tự tôn, độc lập, tự chủ, phủ nhận sự áp bức, hạ nhục của người Trung Quốc.

Sau khi lên ngôi năm 1802, ngoài việc ổn định tổ chức vương triều; Vua Gia Long quan tâm nhất đến việc đặt tên nước để khẳng định tính hợp pháp của triều đại mới. Năm 1802, nhà Nguyễn dẫn đầu một phái đoàn sang Trung Quốc do Thương thư Bộ Binh Lê Quang Định làm chánh sứ, xin phong vương cho vua Nguyễn Ánh và đặt tên nước là Nam Việt.

Tuy nhiên, nhà Thanh sợ vương triều Nguyễn dựa vào quốc hiệu Nam Việt để đòi lại phần lãnh thổ từ thời cổ đại trước kia nên đã gửi cho vừa Nguyễn một bức thư viết:

“…Nên lấy chữ Việt mào ở trên để tỏ rằng nước nhân đất cũ mà nối được tiếng thơm đời trước, lấy chữ Nam đặt ở dưới để tỏ rằng nước ở bờ cõi Nam giao … Tên xưng chính đại, chữ nghĩa tốt lành, mà đối với tên gọi cũ của Lưỡng Việt ở nội địa vốn xưa đã có tên là Nam Việt lại phân biệt được ra”

Nhận được sắc phong, tháng 2 năm Giáp Tý 1804, vua Gia Long ban chiếu đặt quốc hiệu mới là Việt Nam. Trong chiếu chỉ có ghi:

“Đế vương dựng nước, trước phải trọng Quốc hiệu để tỏ thống nhất. Xét từ các đấng tiên thánh vương ta xây nền dấy nghiệp, mở đất Viêm bang, gồm cả đất đai từ Việt Thường về Nam, nhân đó lấy chữ Việt mà đặt tên nước… nên định lấy ngày 17 tháng 2 năm nay, kính cáo Thái miếu, cải chính Quốc hiệu là Việt Nam, để dựng nền lớn, truyền lâu xa.

Phàm công việc nước ta việc gì quan hệ đến Quốc hiệu và thư từ báo cáo với nước ngoài, đều lấy Việt Nam làm tên nước, không được quen xưng hiệu cũ là An Nam nữa”….

Như vậy quốc hiệu Việt Nam được công bố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đó là sự chuyển thể chế hóa nguyện vọng lâu đời của nhân dân, đồng thời khẳng định tính pháp lý về chủ quyền của một Nhà nước Việt ở phương Nam. Đặc biệt hơn là còn thể hiện ý chí, sức mạnh muôn đời của cộng đồng cư dân Việt trên dải đất phương Nam.

II. Danh xưng Việt Nam hiện nay

Quốc hiệu Việt Nam mới chính thức được công nhận vào năm 1945

Từ giữa thế kỷ XIX, đất nước ta bị ách đô hộ của thực dân Pháp, chúng coi thường nhân dân ta là dân An Nam để chỉ sự miệt thị, coi thường. Lúc này, hai tiếng Việt Nam chưa chính thức xuất hiện song các nhà sử học đã đặt tên cho nhiều tổ chức chính trị và nhiều tác phẩm với mục tiêu đánh đổ thực dân Pháp giành lại độc lập.

Chẳng hạn như:

  • Phan Bội Châu cùng các sĩ phu yêu nước thành lập Việt Nam Công hiến hội, Việt Nam quang phục hội.
  • Nguyễn Ái Quốc thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, Việt NAm độc lập đồng minh
  • Phan Chu Trinh viết tác phẩm Pháp – Việt liên hiệu hậu chi Tân Việt Nam
  • Trần Trọng Kim viết Việt Nam sử lược…

Mãi cho đến khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Vào ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và lúc này Quốc hiệu Việt Nam mới chính thức được công nhận. Từ đây, Việt Nam được sử dụng rộng khắp với đầy đủ ý nghĩa thiêng liêng và toàn diện nhất.

III. Các Quốc hiệu của nước ta qua các thời kỳ lịch sử

  • Văn Lang: Quốc hiệu đầu tiên cho Việt Nam. Lãnh thổ gồm khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Kinh đô đặt ở Phong Châu.
  • Âu Lạc: Năm 257 trước công nguyên, nước Âu Lạc được dựng lên, từ liên kết các bộ lạc Lạc Việt (Văn Lang) và Âu Việt, bao gồm lãnh thổ của Văn Lang trước đây và một phần đông nam Quảng Tây (Trung Quốc).
  • Vạn Xuân: Là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi dưới sự lãnh đạo của Lý Nam Đế. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602.
  • Đại Cồ Việt: Là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Đinh đến đầu thời nhà Lý, do Đinh Tiên Hoàng đặt năm 968. Quốc hiệu này tồn tại 86 năm đến năm 1054, đời vua Lý Thánh Tông đổi sang quốc hiệu khác.
  • Đại Việt: Quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Lý, bắt đầu từ năm 1054, khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Quốc hiệu này tồn tại không liên tục (gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh), đến năm 1804, trải qua các vương triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn, khoảng 743 năm.
  • Đại Ngu: Là quốc hiệu của Việt Nam thời nhà Hồ, từ năm 1400. Chữ Ngu ở đây có nghĩa là “sự yên vui, hòa bình”.
  • Việt Nam: Quốc hiệu Việt Nam chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt.. Tuy nhiên tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của quốc gia cổ Nam Việt thời nhà Triệu, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa. Nhà Thanh yêu cầu nhà Nguyễn đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn. Quốc hiệu này được tuyên phong vào năm 1804.
  • Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tên gọi của cả nước Việt Nam từ 1945 đến 1954. Nhà nước này được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Vì sự can thiệp của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nên đất nước ta gặp phải sự chia cắt và các chế độ ngụy quyền đã đặt ra các chính quyền mang các tên khác. Tên Quốc gia Việt Nam do cựu Hoàng đế Bảo Đại ký với Pháp ngày 8/3/1949. Năm 1955 Ngô Đình Diệm phế truất Bảo Đại và thành lập nên cái gọi là chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Như vậy, tên nước Việt Nam có từ bao giờ đã được maytinhcasio.com giải đáp chi tiết trong nội dung trên. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích với bạn đọc.