Catenaccio là một hệ thống chiến thuật trong bóng đá, nó chú trọng đến việc phòng ngự. Nếu bạn yêu thích bóng đá Ý và đang muốn tìm hiểu Catenaccio là gì? Mời bạn theo dõi ngay bài viết dưới đây của 90P ngay lập tức.

Catenaccio là gì?

Catenaccio là một hệ thống chiến thuật chú trọng đến việc phòng ngự trong bóng đá. Catenaccio được biết đến là lỗi chơi đặc trưng của Ý. Trong tiếng Ý catenaccio có nghĩa là “cái then cửa”, với ý nghĩa một hệ thống phòng ngự có tổ chức tốt và hiệu quả để bảo vệ cầu môn. Trọng tâm của chiến thuật này là tập trung thắt chặt hàng phòng ngự của đội nhà. Sơ đồ chiến thuật Catenaccio được các huấn luyện viên hay sử dụng là: 4-5-1, 1-3-3-3, 1-4-4-1 và cả 1-4-3-2.

Catenaccio là một hệ thống chiến thuật chú trọng đến việc phòng ngự trong bóng đá

Đặc trưng chiến thuật của Catenaccio

Catenaccio được xây dựng dựa trên hệ thống phòng ngự chắc chắn, với hai đặc trưng nổi bật: sử dụng libero (hậu vệ quét) và chiến thuật man-marking (kèm người chặt chẽ). Trong đó, libero là cầu thủ thi đấu thấp nhất hàng thủ, không có nhiệm vụ kèm người cụ thể mà chỉ tập trung vào việc bọc lót và phá bóng. Libero cũng là người phát động phản công, thường là những cầu thủ có kỹ thuật tốt, khả năng đọc trận đấu và tư duy chiến thuật nhạy bén.

Chiến thuật man-marking cũng được triển khai đồng bộ, mỗi cầu thủ phòng ngự sẽ theo sát một cầu thủ tấn công của đối phương, tạo nên những cặp đấu cá nhân khắp sân. Điều này đòi hỏi khả năng chịu đựng thể lực và sự tỉnh táo liên tục, bởi chỉ cần một sai lầm nhỏ là cả hệ thống có thể sụp đổ.

Catenaccio được xây dựng dựa trên hệ thống phòng ngự chắc chắn

Khác với các hệ thống phòng ngự hiện đại, Catenaccio thiên về việc bóp nghẹt không gian đối thủ bằng cách phong tỏa các mắt xích chính trong hệ thống tấn công của họ. Đội bóng sử dụng Catenaccio không chủ động kiểm soát bóng, mà chủ yếu lùi sâu chờ thời cơ để phản công nhanh, tận dụng tốc độ và sự bất ngờ để xuyên thủng hàng thủ đối phương.

Một điểm đặc biệt khác của Catenaccio là vai trò của các hậu vệ biên. Dưới thời Herrera, những cầu thủ như Facchetti không chỉ phòng ngự mà còn được khuyến khích băng lên hỗ trợ tấn công khi có cơ hội. Điều này cho thấy rằng, mặc dù Catenaccio thường bị gán mác là “phòng ngự tiêu cực”, nhưng trên thực tế, nó có thể rất linh hoạt nếu được vận hành đúng cách.

Ưu và nhược điểm của Catenaccio

Ưu điểm 

Catenaccio là một nghệ thuật phòng ngự, nó ra đời và đã đem lại thành công cho nhiều đội bóng của Ý nói riêng và các đội bóng trên thế giới nói chung. Lối chơi này đem lại cho đội bóng khá nhiều điểm mạnh và giúp đội bóng có được những chiến thắng ấn tượng. Bởi vậy mà Catenaccio tự tin với một số ưu điểm mạnh như:

  • Catenaccio giúp đội bóng có được hàng phòng ngự hiệu quả, các cầu thủ phòng ngự luôn làm tốt vai trò và nhiệm vụ của mình trước khung thành đội nhà.
  • Với đội hình có tuyến giữa dày đặc, đội bóng có thể ngăn chặn được những đường bóng tấn công của đội bạn đến khung thành đội nhà.
  • Catenaccio sẽ làm suy giảm đi khả năng tấn công của đội bạn, uy hiếp trực tiếp đến khả năng phòng ngự của đối phương.
  • Nếu như đội bóng có bị thiếu người do cầu thủ dính thẻ đỏ, Catenaccio có thể giúp đội tuyển đứng vững trước sự tấn công dồn dập của đối phương.

Catenaccio là một nghệ thuật phòng ngự ra đời và đã đem lại thành công cho nhiều đội bóng của Ý

Nhược điểm

Không có bất kỳ một chiến thuật nào có thể đạt được sự tuyệt đối hoàn hảo và Catenaccio vậy. Ngoài những ưu điểm vượt trội thì chiến thuật Catenaccio cũng có một số nhược điểm như sau:

  • Chiến thuật Catenaccio sẽ mang đến sự ức chế cho người xem, khiến người xem sẽ thấy được đội bóng chỉ thủ và đổ bê tông mà không hề tấn công tìm kiếm bàn thắng.
  • Catenaccio là phải đá 1 kèm 1. Nếu gặp phải đội bóng có sự linh hoạt trong việc hoán đổi vị trí của các cầu thủ thì đội bóng dễ bị rối đội hình, việc phòng ngự không còn đảm bảo.
  • Chiến thuật Catenaccio có thể dẫn tới sự mất cân bằng trong đội hình thi đấu. Các cầu thủ sẽ tập trung làm nhiệm vụ phòng thủ nhiều hơn là tham gia vào tấn công.

Catenaccio và tranh cãi kéo dài suốt nhiều thập kỷ

Với sự thành công vượt trội trong thập niên 1960 và 1970, Catenaccio nhanh chóng lan rộng ra khắp các CLB và đội tuyển Ý. Tuy nhiên, bên cạnh những lời ca ngợi về sự hiệu quả, chiến thuật này cũng vấp phải nhiều chỉ trích, đặc biệt từ các nền bóng đá chuộng lối chơi tấn công như Hà Lan, Brazil hay Anh. Đỉnh điểm của sự đối đầu giữa hai trường phái này là trận chung kết Cúp C1 năm 1972 giữa Inter Milan và Ajax Amsterdam – đại diện của trường phái Total Football. Trong trận đấu đó, Ajax với lối chơi tự do, linh hoạt và kiểm soát hoàn toàn thế trận đã đánh bại Inter 2-0, đánh dấu sự thoái trào của Catenaccio trên bình diện châu lục.

Tuy nhiên, nói Catenaccio lỗi thời là một quan điểm thiếu công bằng. Bóng đá không chỉ có tấn công và những bàn thắng mãn nhãn. Một chiến thuật phòng ngự hiệu quả cũng xứng đáng được tôn vinh, nhất là khi nó mang lại thành công rõ rệt. Đội tuyển Ý dưới thời Enzo Bearzot tại World Cup 1982, hay sau này là Marcelo Lippi tại World Cup 2006, vẫn giữ lại tinh thần của Catenaccio trong lối chơi. Những cầu thủ như Franco Baresi, Paolo Maldini, Fabio Cannavaro hay Giorgio Chiellini đều là hình mẫu cho tư duy phòng ngự của người Ý, dù chiến thuật có thay đổi theo thời đại.

Kết luận

Catenaccio là hiện thân cho nghệ thuật phòng ngự của người Ý, một hệ thống chiến thuật được xây dựng từ sự chặt chẽ, tính tổ chức cao và phản công hiệu quả. Hy vọng bài viết của 90PTV đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Catenaccio là gì nhé!